Khi Nào Nên Học VNU

HỎI: KHI NÀO NÊN HỌC VNU, THẦY ƠI?

ĐÁP:

 

Trả lời cho câu hỏi khi nào học vnu

 

Các em cân nhắc lựa chọn thi VNU khi rơi vào một trong các trường hợp sau:

 

Trường hợp 01: Khi em phải vượt qua kì thì đầu vào đợt 1 tại trường. Mục đích nhằm phân loại xếp học tiếng anh học phần.

Trường hợp 02: Khi em trượt đợt 1. Việc này có thể khiến em phải học tiếng anh học phần và bị giới hạn tín chỉ kì tiếp theo nhưng em không muốn như vậy.

Trường hợp 03: Cần đủ điểm đạt yêu cầu giao luận văn tốt nghiệp

Trường hợp 04: Cần đủ điểm ra trường

Trường hợp 05: Cần đủ điểm học thạc sĩ tại khối Đại học Quốc gia

 

Còn có các trường như thi kiểm tra trình độ, thi cho biết, cho. . .vui chẳng hạn.

 

Vậy học VNU bắt đầu khi nào?

 

Trường hợp 01: Mới thi đại học xong. Không biết gì về kì thi VNU. Cũng không tự học theo các bài giảng của thầy trên nhóm được.

Thầy khuyến khích các em cố gắng tự học từ cấp 3. Theo dõi thêm các tài liệu và bài giảng, bài giải đề trên nhóm học VNU bên thầy làm nền tảng nữa là tốt nhất.

Theo dõi nhóm học tại đây.

 

Trường hợp 2: Mất nền tảng mức độ nhẹ. Do chưa quen với format VNU nên thi đợt 1 chưa tốt, muốn thử sức ở đợt 2 cũng nhằm tránh hạn chế tín chỉ. Ngoài ra cũng giảm tải việc học tiếng anh học phần.

 

Trường hợp 3: Mất gốc một cách quá nặng nề, quá trầm trọng, không bút mực nào tả nỗi. Những bạn này từ từ hẵng học VNU.

Liên hệ ngay với thầy học khóa NỀN TẢNG VNU miễn phí. Lấy lại căn bản và từ vựng trước rồi bắt đầu học mấy cái cao hơn mới có hiệu quả.

 

Trường hợp 4: Là những ai thấy mình không nằm trong các trường hợp 1, 2 và 3.

 

Thầy khuyên những bạn rơi vào trường hợp 4 nên học càng sớm càng tốt, và thi khi sẵn sàng. Vì:

 

Học sẽ biết mình yếu phần nào, cần bổ sung phần nào. Yếu nghe, yếu nói, đọc, viết hay yếu từ vựng nói chung.

Học VNU sớm làm quen với format sớm, sẽ biết cách làm bài cho từng dạng. Mặc dù có thể chưa thạo ngay, nhưng có tư liệu và hướng dẫn đầy đủ để làm theo và tiếp tục ôn luyện sẽ cứng tay hơn.

Học sớm định hình hướng học sớm. Tư duy học hành tốt hơn. Từ đó phát triển được ngôn ngữ nói chung và có kiến thức để đi thi nói riêng.

Sử dụng ngôn ngữ là một kĩ năng. Mà kĩ năng thì không thể hình thành trong ngày một ngày hai được. Nó cần đủ thời gian để hình thành, thậm chí nếu muốn làm chủ thành thạo có thể phải mất đến 10000 tiếng.

Nếu mình đợi tới gần lúc đi thi mới đi học quá gấp. Nếu muốn có kết quả thì phải học cực kì tập trung, mỗi ngày ít nhất cày 2 tới 3 tiếng thì may ra. Còn chỉ tàng tàng 1 – 2 buổi học một tuần thì chỉ có nước đặt ngôi sao hi vọng thôi.

 

Hướng Dẫn Ôn Tập Học VNU Cho Ai Cần:

 

Do Đâu Nghe Kém & Giải Pháp Là Gì:

 

Tai mình “điếc” tiếng Anh là bởi vì hàng ngày mình nghe quá nhiều tiếng Việt. Khi nghe một thứ âm thanh xa lạ, chắc chắn não mình không nhận ra được. Hay có trường hợp biết hết từ vẫn không nghe được thì nguyên nhân phát âm còn kém, và do nghe tiếng Anh quá ít.

 

Giải pháp: Nghiêm túc hơn trong việc tra từ điển và phát âm khi học từ vựng. Nghe thêm nhạc, phim, các video Youtube bằng tiếng Anh hàng ngày. Tăng thời gian nghe và tiếp xúc với tiếng Anh nhiều hơn.

 

Khi nghe một nguồn nhất định phải có script tra từ, và nghe một nguồn thật kĩ còn hơn là nghe nhiều nguồn mà nghe không ra.

 

Thầy gợi ý một số nguồn như các series phim hài, BBC Learning English, VOA Learning English, British Council Podcast, APP 4english, làm đề VNU, vân vân và mây mây.

 

 

Khi nghe, nếu còn yếu, hãy làm theo các bước sau:

 

Bước 1: Dịch toàn bộ câu hỏi

Bước 2: Dịch toàn bộ đoạn băng

Bước 3: Làm phần nghe như phần đọc

Bước 4: Nghe băng nhiều lần. Lặp đi lặp lại cho tới khi tai bắt được thì thôi. Ban đầu có thể kèm script, sau bỏ script và vừa nghe vừa ghi chú lại.

Bước 5: Để một vài ngày hoặc 1 tuần sau nghe lại. Kết hợp làm bài như khi đi thi.

 

Đây là cách rất tốt, những bạn tự học đạt kết quả cao hầu như đều có áp dụng cách này. Nghe thì hơi cục súc, nhưng chỉ cần làm thử 1 lần, các em sẽ thấy trình mình lên cao lắm.

 

Muốn Đọc Tốt Hơn Nên Làm Gì:

 

Kể cả là khi đọc hiểu một văn bản dài bằng tiếng Việt, nhiều khi mình cũng hiểu nhầm ý. Đôi lúc cũng chưa thể phân tích cặn kẽ ý nghĩa được. Đây là do mình không có thói quen đọc thường xuyên.

May mắn là hầu hết sinh viên Việt mình khá quen thuộc với việc đọc. . .tiếng Việt. Từ đây nảy sinh câu hỏi: Vậy đọc nhiều tiếng Anh hằng ngày có giúp nhanh cải thiện kỹ năng này hơn không?

Có, nhưng chưa đủ.

Việc em có đọc được tốt một ngôn ngữ mới hay không còn phụ thuộc vào những yếu tố sau:

 

Ngữ pháp: Nhiều người khuyên đọc tốt thì không cần học ngữ pháp, nhưng thầy thì khác. Ngữ pháp là công cụ diễn đạt ngữ nghĩa. Nếu bạn không biết ngữ pháp làm sao bạn có khả năng đọc hiểu được.

 

Không cần học ngữ pháp gì cao siêu. Chỉ cần các em nắm chắc các ngữ pháp như các thì cơ bản hiện tại, quá khứ và tương lai đơn; thì của động từ; các loại từ, mệnh đề quan hệ; câu điều kiện và một ba năm loại nữa là đủ dùng rồi.

 

Từ vựng: Nếu không có từ vựng thì thật chẳng thể đọc hiểu được.

 

Ví dụ như khi mình đọc một báo cáo tài chính hay một bài báo tâm lý học, bằng tiếng Việt đi. Bắt gặp những từ mới như phân tâm học, rồi ý thức hành vi hay hiện tượng đa dạng liên kết, mình chỉ đọc qua những từ đó cho có. Đọc hết đoạn văn, mình sẽ thấy mình chẳng hiểu cả đoạn văn nói về cái gì cả. Tiếng Anh cũng vậy.

 

Đó là vì những từ vựng/ từ khóa/ từ mới đó chính là nền tảng cho ý nghĩa của cả câu. Không hiểu những từ đó tạo ra lỗ hổng, làm não mình không thể đọc hiểu cả câu. Từ đó liên kết ý nghĩa các câu thành ý nghĩa đoạn văn được.

 

Vì sao học từ vựng vnu là việc quan trọng

 

Từ vựng ta dựa trên tần số bắt gặp lặp lại. nguồn nói con số này rơi vào khoảng 11 đến 12 lần. Nếu chưa thể đọc được nhiều báo, nghe được nhiều phim, các em nên cố gắng làm nhiều test. Kết hợp tra từ điển nhiều hơn, ghi lại từ vựng sau đó ôn tập nhiều lần.

Tip: Dùng bút highlight bôi vàng đỏ trên quyển test cho dễ nhớ.

 

Đây là 02 phần các em nên nâng trình để đọc bài cho mượt mà. Nhắc lần nữa, thầy có mở Free Lớp Nền Tảng VNU cho ai cần, link đây nhé!

 

Về Phần Kỹ Năng Nói & Viết:

 

Thầy gộp hai cái này lại vì nó có khá tương đồng. Nếu đọc và nghe là thu nạp vào – input, thì nói và viết chính là sản xuất, sáng tạo – output. Sản xuất, sáng tạo lúc nào cũng khó hơn bị động thu nạp. Vì vậy nói và viết luôn là hai kỹ năng làm khó mọi người. Cần đầu tư và luyện tập nhiều.

 

Trong group học VNU cũng có khá nhiều hướng dẫn cho từng phần, đặc biệt là phần chữa gợi ý speaking part 3 hàng tháng. Các em tham khảo và làm theo chăm chỉ cũng có thể đi thi rồi.

 

Để hướng dẫn kỹ về 02 phần này, thầy đang cố gắng hoàn thiện cuốn sách hướng dẫn nói và viết. Đây vốn là tài liệu dùng trong khóa học VNU 4 SKILLS của thầy. Bao gồm toàn bộ các bước làm, gợi ý trả lời mẫu, phân tích câu trả lời là tốt hay khá tốt.

 

Tài liệu này sẽ gửi tặng FREE cho toàn bộ học viên đã , đang và sẽ theo học thầy. Bản cứng nhé các em, do yếu tố bản quyền. Không biết lúc bạn đọc bài này thầy làm xong chưa nhỉ, comment hoặc trực tiếp inbox thầy hỏi thử xem nhé ^^

 

Còn nếu các em muốn được hướng dẫn trực tiếp 2 kỹ năng này, cứ trực tiếp đăng ký học lớp của thầy. Thầy sẽ theo sát và sửa bài cho các em trên lớp luôn.

 

Nhắn nhủ cuối bài: Dù bằng cách này hay cách khác, tự học tiếng anh bằng tài liệu miễn phí trong group hay đăng ký khóa học, HỌC CÀNG SỚM CÀNG TỐT. Vậy nhé các em.

 

Chúc các em thành công!

Thầy Xuân Khánh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

KIỂM TRA TRÌNH ĐỘ

 
KIỂM TRA TRÌNH ĐỘ  

TƯ VẤN

 
TƯ VẤN  

LỊCH KHAI GIẢNG

 
LỊCH KHAI GIẢNG