Không Cần Học Vẫn Thi Đậu VNU?

Warning: Không phải một bài viết về bí thuật thi đậu VNU đâu mấy đứa. Đọc và học, và ngẫm.

Thầy thường nhận được khá nhiều câu hỏi từ các bạn học viên và thành viên trong các nhóm học. Chuyện học, chuyện thi, tip học, và đôi khi là một số câu hỏi khiến bản thân thầy cũng phải suy nghĩ khá nhiều mới có câu trả lời. Và đây là một câu hỏi như vậy.

 

Từ một bạn có nick Facebook Bố Mày Sợ Quá Cơ: “Thầy giúp em làm thế nào mà không cần học vẫn đậu đi ạ, vã quá rồi!”

 

Đoạn chat cầu cứu về bí thuật thi đậu VNU thần thánh

 

Trả lời:

Đây cũng là một câu hỏi lớn mà chính bản thân thầy vẫn luôn chiêm nghiệm (contemplate) và tìm kiếm (search inside).

 

Từ câu hỏi của bạn, chúng ta có thể suy luận (infer) ra như thế này: “Thầy ơi, có cách nào mà học hiệu quả, tốn ít thời gian, không cần nỗ lực (effortless), nhẹ nhàng thỏa mái (enjoy) mà vẫn đạt kết quả cao (pass with flying colors) không hả thầy.”

 

Thú thực, đó cũng là công thức (formula) mà thầy luôn tìm kiếm cho tất cả các khóa học của ACE the Future. Mặc dù thầy luôn dạy các bạn rằng “no pain, no gain”. Tức là phải trả giá, phải rèn luyện cực khổ thì mới có kết quả nổi bật được. Nhưng thầy cũng luôn muốn làm cách nào để cản bạn “pain” tối thiểu mà “gain” được tối đa. Làm được điều đó thì còn gì tuyệt vời hơn. Thi đậu VNU dành thời gian học cái khác, làm những việc khác ý nghĩa không kém.

 

Luôn sẽ có những cách giúp ta ít phải nỗ lực hơn mà vẫn tạo ra được kết quả cuối cùng rất tốt (produce desirable learning outcomes). Nếu muốn thì sẽ làm được, còn không muốn thì sẽ tìm lý do – Where there’s a will, there’s a way, các em thấy có đúng không?

 

Vậy cuối cùng, có tồn tại công thức này không? Câu trả lời là, không có công thức nào giải quyết triệt để (completely solve the problem) cả. Nhưng lại chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện đáng kể cảm xúc (emotion) của mình trong bất cứ chuyện gì. Dù là việc học hay việc gì khác đi nữa. Để đỡ phải bị rơi vào trạng thái “vã quá rồi!”

 

Vã quá rồi! Là một trạng thái hoảng sợ (frightenned), lo lắng (afraid) và luôn cảm thấy bất an (worry about) về một sự việc nằm ngoài tầm kiểm soát (out of control) của mình.

 

 

Trong cuộc sống chúng ta rất dễ bị rơi vào tình trạng này (to fall into a situation) và mất đi sự kiểm soát, sự chủ động trong mọi việc. Cùng điểm danh với thầy một vài tình huống nhé:

  • Thi cử (examination) – nhưng cứ sắp thi rồi mới học. Như việc thi VNU vậy.
  • Công việc (jobs) – cứ phải đi xin việc khắp nơi.
  • Tài chính, tiền bạc (finance, money)
  • Các mối quan hệ (relationships)
  • Sức khỏe (health)

Thường chúng ta quen rồi với việc cứ nước đến chân rồi mới nhảy. Cứ bệnh tật rồi mới lo chạy chữa, chăm lo cho sức khỏe. Mất bò mới lo làm chuồng!

 

Vậy làm gì để quản lý cảm xúc hiệu quả?

 

Quản lý cảm xúc là kỹ năng quan trọng nhất trong cuộc sống

 

Chúng ta có 2 sự lựa chọn ở đây (2 options). Một là cứ làm theo cách cũ, bèo dạt mây trôi, tới đâu hay tới đó. Hai là giành lại sự chủ động, lên kế hoạch cho những điều mình muốn kiểm soát, muốn làm chủ.

 

Yeah, tất nhiên không phải chuyện gì cũng làm chủ được 100%. Nhưng độ ‘vã” chắc chắn sẽ bị giảm thiểu (minimized) tới mức nhỏ nhất (minimum).

 

Những cái gì đã trót không kiểm soát được rồi thì đành nỗ lực hết sức (make the effort) vậy. Còn những việc chưa tới, những việc trong tương lai chưa xảy ra thì sao?

 

Nếu không muốn “vã quá” (miserable) thì join group, cùng thầy học tập, cùng thầy rèn luyện và chuẩn bị để giành lại sự chủ động.

 

Và còn một điều nữa.

 

Cái tên là nhân hiệu của mình, ba mẹ mình đã đặt cho mình. Hãy tôn trọng nó như tôn trọng (respect) chính bản thân mình vậy. Yêu quý nó, từ đó sẽ có ý thức phát triển, hoàn thiện bản thân mình (complete yourself) hơn.

 

Chúc em thành công nhé!

Thầy Xuân Khánh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

KIỂM TRA TRÌNH ĐỘ

 
KIỂM TRA TRÌNH ĐỘ  

TƯ VẤN

 
TƯ VẤN  

LỊCH KHAI GIẢNG

 
LỊCH KHAI GIẢNG